We are friends!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
We are friends!

Welcome!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Ai Cập

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:31 pm

Phần 1:
Dòng chữ bí hiểm trong câu thần chú Ai Cập




Một câu thần chú nhằm xua đuổi rắn ra khỏi ngôi mộ của các ông hoàng Ai Cập, có thời đại Canaanite cách đây 1.500 năm, đã được phát hiện là loại chữ Semitic cổ nhất từ trước tới nay.

Cụm chữ, nằm rải rác trong các dòng chữ tôn giáo viết bằng tiếng Ai Cập được tìm thấy trong căn phòng dưới lòng đất thuộc kim tự tháp ở phía nam Cairo, đã làm đau đầu các chuyên gia Ai Cập trong cả thế kỷ qua. Nó chỉ được giải mã cho đến khi người ta phát hiện ra mối liên quan với chữ Semitic.

Vào năm 2002, một trong những nhà Ai Cập học đã gửi phần chữ khắc chưa được giãi mã cho Richard Steiner, giáo sư ngôn ngữ Semitic tại Đại học Yeshiva ở New York. Steiner phát hiện thấy dòng chữ chính là ngôn ngữ do người Canaanite sử dụng trong khoảng thời gian từ thế kỷ 25 đến 35 trước Công nguyên.

"Đây là loại chữ cổ nhất trong ngôn ngữ Semitic", Steiner nói. Loại chữ Semitic cổ nhất được biết đến trước đó có từ thế kỷ 24 trước Công nguyên.

"Điều này là rất quan trọng bởi vì nó có từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên nên đây là chữ viết thời tiền Canaanite cổ nhất và cũng là chữ Semitic cổ nhất từng được biết đến", Moshe Florentine, chuyên gia ngôn ngữ học nói.

Việc người Ai Cập cổ sử dụng các câu thần chú chứng tỏ mối quan hệ gần gũi vào thời đó với người Canaanite. Trong khi người Ai Cập cổ coi nền văn hoá và tôn giáo của mình siêu đẳng hơn hẳn láng giềng phương bắc, họ vẫn phải làm mọi thứ để bảo vệ các xác ướp vua chúa khỏi bị những con rắn độc xâm hại.

Vì tin rằng một số con rắn nói được tiếng Semitic của người Canaanite, nên người Ai Cập cho cả những câu thần chú bằng tiếng Semitic vào 2 mặt của quan tài nhằm xua đuổi kẻ thù.

""Hãy đến đây, đến nhà của mẹ", một dòng chữ Semitic có ý như mẹ của con rắn đang nói nhằm lôi nó ra khỏi mộ. Trong một dòng chữ khác, con rắn được coi như là một người tình: "Hãy quay về bên này, người tình của em".

Dòng chữ Ai Cập và Semitic là hai phần tích hợp của câu thần chú và không thể tách rời. Vì vậy các chuyên gia Ai Cập không thể hiểu hoàn toàn các dòng chữ tâm linh cho đến khi Steiner giãi mã được dòng chữ.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:32 pm

Phần 2:Phát hiện xác ướp thày lang Ai Cập

Các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện ra xác ướp của một thày lang sống cách đây 4.000 năm trong một chiếc quách tinh xảo, đi kèm những dụng cụ phẫu thuật bằng đồng.

Phần trên của ngôi mộ được phát hiện vào năm 2.000 ở Saqqara, cách Cario 20 km về phía nam. Vị bác sĩ có tên là Qar, sống vào triều đại thứ 6 và bố trí ngôi mộ của mình gần kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập. Triều đại thứ 6 cai trị từ năm 2350 đến 2180 trước Công nguyên.

Nhà khảo cổ đứng đầu Zahi Hawass cho biết, chiếc nắp của quan tài bằng gỗ rất tính xảo và còn giữ nguyên những hoạ tiết trang trí, xác ướp cũng trong điều kiện tốt. "Lớp vải bọc bằng lanh và các hình vẽ ma chay trên xác ướp vẫn còn nguyên. Chiếc mặt nạ che khuôn mặt vẫn còn nguyên vẹn một cách đáng ngạc nhiên cho dù phần miệng của xác ướp có bị hư hỏng đôi chút".

Ngôi mộ cũng chứa mảnh đất nung mang tên người bác sĩ, một chiếc bàn tròn bằng đá đựng đồ cúng tế và 22 bức tượng thần bằng đồng.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:32 pm

Phần 3:Các nhà tiên phong đo kim tự tháp rất chính xác

Công nghệ hiện đại cũng chưa giúp giới khoa học khám phá hết bí ẩn của kim tự tháp. Ảnh: ABConline
Các nhà khảo cổ từng đo đạc những kim tự tháp Ai Cập tại Giza hơn 100 năm trước đây đã cho kết quả chính xác đến kinh ngạc, một cuộc hồi cứu những nghiên cứu trong lịch sử vừa tiết lộ.

Cuộc hồi cứu, đăng trên mạng của Đại học Công nghệ Queensland, Australia, đã xem xét những dự án khảo sát chính về các kim tự tháp Cheops, Chephren và Mycerinus, được xây dựng khoảng năm 2.600 trước Công nguyên về phía nam Cairo ngày nay.

"Các khảo sát đó khá hệ thống và tỉ mỉ, chúng không sai lệch bao nhiêu so với khi sử dụng các công nghệ đo đạc hiện đại ngày nay", đồng tác giả của bài báo Robert Webb cho biết.

Song Webb cũng cho biết kỹ thuật chụp ảnh laser, mô hình máy tính và những công nghệ hiện đại khác không đưa chúng ta đến gần hơn với lời giải cho những bí ẩn hấp dẫn nhất của các kim tự tháp. Đó là liệu vị trí và kích thước của chúng có phản ánh một cách cố ý sự thẳng hàng của các hành tinh và ngôi sao hay không.

Theo bản hồi cứu, hai cuộc khảo sát lớn trong lịch sử về kim tự tháp được thực hiện trong năm 1880 và 1925 sử dụng dây diện, các thanh thép và gậy. Còn những nỗ lực gần đây nhất để lập bản đồ chúng lại dùng đến kỹ thuật chụp laser, GPS, ảnh vệ tinh, công nghệ số và hình dung máy tính.

Cuộc khảo sát năm 1880-1882 của William Flinders Petrie kết luận không có mối liên kết không gian nào giữa hướng và khoảng cách của các kim tự tháp với bất cứ thứ gì khác.

Nhưng kể từ đó, các giả thuyết đều đề cập đến mối tương quan không gian giữa các kim tự tháp, phản ánh qua sự thẳng hàng của Vành đai Orion và đường quỹ đạo của sao Thuỷ, sao Hoả và sao Kim.

Các giả thuyết khác kết luận rằng chu vi của Kim tự tháp Vĩ đại (hay Cheops) - với chiều dài 36.525 inch kim tự tháp (*) - là tương đương với con số ngày trong 100 năm và số các cuốn sách triết học cổ đại được giới thiệu với vị thần Thooth của Ai Cập.

(*) Inch kim tự tháp là đơn vị cơ bản để đo những công trình này, chỉ bằng một phần nhỏ của inch thường.

T. An (theo
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:32 pm

Phần 4:Phát hiện vòng hoa cổ trong mộ Ai Cập


Căn phòng được phát hiện tình cờ. Ảnh: BBC
Các nhà khảo cổ tại Ai Cập đang hy vọng tìm thấy xác ướp khi khai quật một căn phòng mộ tại Luxor thì thay vào đó phát hiện một vòng hoa lớn.

Vòng hoa 3.000 tuổi này là cái đầu tiên được phát hiện từ trước tới nay. Nó được tìm thấy trong quan tài cuối cùng trong số 7 cái mà các nhà khảo cổ hy vọng tìm thấy xác ướp của một bà hoàng hay mẹ của Tutankhamun.

Giám đốc Bảo tàng Ai Cập tại Cairo Nadia Lokma cho biết phát hiện này thậm chí còn tốt hơn cả việc tìm thấy xác ướp.

"Vòng hoa này thật là hiếm, chưa từng có cái nào như thế trong bảo tàng. Chúng tôi đã từng nhìn thấy trong tranh vẽ, nhưng đây là lần đầu tiên thấy tận mắt. Điều này thật tuyệt vời", Nadia Lokma nói.

Các chuyên gia cho biết hoàng gia Ai Cập cổ thường đeo những vòng hoa gắn các sợi vàng trên vai kể cả khi sống và khi chết.

Đây là ngôi mộ thứ 63 được phát hiện kể từ khi thung lũng được lập bản đồ đầu tiên vào thế kỷ 18 và chỉ cách mộ của Tutankhamun 5 m. Việc phát hiện ra ngôi mộ đã đảo lộn quan niệm thông thường rằng không còn ngôi mộ nào để tìm kiếm tại Thung lũng các ông hoàng.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:33 pm

Phần 5:Quách cổ lộ diện tại kim tự tháp Cairo

Các nhà khảo cổ Ai Cập vừa tìm thấy 2 chiếc quách cổ có niên đại 2.500 năm, nằm gần với khu kim tự tháp Giza.

Những chiếc quách này có từ cuối triều đại thứ 26. Chiếc lớn hơn có kích thước dài 2 m, rộng 70 cm và sâu 60 cm, được sơn đỏ, xanh lá cây và xanh da trời. Trên đó có khắc chữ tượng hình nói về vị thần Osiris và thần mặt trời Ra của Ai Cập, tên của chủ nhân chiếc quách là Neb Ra Khatow cùng hình vẽ các bùa ngải dâng lên các vị thần.

Chiếc quách thứ 2 có hình dáng giống người hơn và trong tình trạng tốt. Các nhà nghiên cứu cho biết điều đặc biệt là xác ướp bên trong được bao quanh bởi một vòng hoa.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:33 pm

Phần 6:Công nghệ dưỡng da bằng vàng

Từ Nefertifi đến Cleopatre, người Ai Cập đã truyền nhau một bí mật dưỡng sắc để được đẹp như nữ thần của mình. Mãi đến cuối thể kỷ 20, bí mật này mới được giải mã ở Pháp.

Trong lúc nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy nhiều hài cốt của những người Ai Cập thuộc tầng lớp quý tộc có chứa thành phần của vàng nguyên chất. Hóa ra người xưa đã khâu những sợi chỉ vàng rất nhỏ xuống dưới đáy da để làn da trẻ mãi.

Điều này được khoa học cắt nghĩa khá đơn giản: cơ thể người luôn tìm cách tống khứ các vật thể lạ. Nếu không làm được, các cơ quan sẽ tự làm ngăn mình với "kẻ xâm nhập" bằng cách bao phủ lấy nó với những mô liên kết mới. Sự phát triển tích cực của các tế bào để tạo nên mô liên kết bao bọc vật thể lạ (những sợi chỉ vàng), khiến cho da có tính đàn hồi, là phẳng những nếp nhăn và đem lại cho làn da sắc trắng hơi có phần lóng lánh, giống như đang tỏa sáng.

Nếu như các mỹ nhân Ai Cập cổ đại luồn xuống dưới da những sợi chỉ mảnh như tơ bằng vàng thật, thì các chuyên gia thẩm mỹ ở Châu Âu hiện đại lại cấy các vẩy vàng siêu nhỏ (dày 0,1 mm) vào giữa lớp biểu bì và các mô mỡ để giúp làn da của các mỹ nữ thời nay được mịn màng hơn. Công nghệ này xuất hiện đầu tiên tại Nga vào năm 1997 và đã nhanh chóng gây sốt ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Việc đi cấy vàng dưới da lập tức trở thành "biểu tượng bắt buộc" của sự sành điệu. Đến tận bây giờ cách làm đẹp xa xỉ này vẫn là một trào lưu thời thượng và nó vẫn chưa ngừng ý định thu nhận môn đồ.

Không ngừng lại ở đó, vàng tiếp tục phiêu lưu trong thế giới người đẹp bằng cách biến mình vào trong đủ mọi công thức sản xuất mỹ phẩm. Chiêu làm đẹp bằng vàng tiên tiến nhất hiện nay là sự kết hợp của bộ ba thần dược: vàng nguyên chất tán nhỏ, chiết xuất từ nhau thai của cừu và tinh chất của các loài hoa, công thức này vẫn được coi là sự kết hợp hoàn hảo giữa thành tựu khoa học phương tây và những bí quyết chăm sóc sắc đẹp truyền thống của Phương Đông.

Thai cừu chứa một loại protein đặc biệt quý hiếm và hơn 30 amino acid khác cho vẻ đẹp vĩnh hằng. Hỗn hợp giữa vàng, nhau thai cừu và tinh chất hoa có tác dụng kỳ diệu trong việc mang đến một làn da mịn màng không tỳ vết. Với nó, các nếp nhăn, tàn nhang, vết thâm của mụn, sẽ mờ đi nhanh chóng như chưa bao giờ xuất hiện. Da không những mịn đẹp mà còn trắng hồng lên trông thấy. Có lẽ những điều này bây giờ vẫn còn xa lạ đối với người Việt. Nhưng khoảng cách xa lạ đó sẽ được rút ngắn trong tương lai, một tương lai chắc chắn khá giả hơn, khi vàng sẽ chuyển từ mục đích sang phương tiện phục vụ con người.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:34 pm

Phần 7:Cleopatra và các kiểu tóc huyền bí

Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra đã sử dụng các kiểu tóc khác nhau một cách có tính toán để tôn vinh vị thế và quyền lực của mình.


Elizabeth Taylor trong vai nữ hoàng Cleopatra. (dmrdowling)
Theo Diana Kleiner, tác giả cuốn sách mới xuất bản Cleopatra và thành Rome, thì những bức tượng, các đồng xu và nhiều minh hoạ khác của nữ hoàng cho thấy Cleopatra (69-30 trước Công nguyên) đã đội ít nhất 3 kiểu tóc. Kiểu thứ nhất, mang tên "du hành", bắt chước tóc của nữ hoàng Hy Lạp Macedonian, theo đó tóc được chia thành các lọn xoăn và buộc túm lại thành búi ở phía sau.

Tiếp theo là kiểu "quả dưa" - tóc chia thành múi giống quả dưa, và kiểu thứ 3 là kiểu hoàng gia với bộ tóc giả truyền thống của nữ hoàng Ai Cập. Kiểu này được trang hoàng bởi một con rắn hổ mang cuộn tròn làm bằng kim loại quý.

Cleopatra không sáng tác ra kiểu tóc nào nhưng nàng biết vận dụng các kiểu đấy trong từng tình huống thích hợp, Kleiner, giáo sư lịch sử nghệ thuật ở Yale, Mỹ, cho biết.

"Từ thời vua Ptolemy I (vua Ai Cập), các hoàng hậu Ptolemaic đều vấn kiểu tóc có các múi phân chia giống như quả dưa hay bí ngô. Cleopatra cũng đi theo truyền thống đó - nàng là người theo xu hướng cổ điển hơn là lăng xê mốt", Kleiner nói.

Nhưng thực tế cho thấy Cleopatra còn sử dụng nhiều kiểu tóc khác. Khi nữ hoàng ở quê hương, mục tiêu của nàng là trông giống như một vị thủ lĩnh Ai cập tryền thống (bởi thực tế nàng là người Hy Lạp), và để hợp pháp hoá triều đại Ptolemy, nàng tìm cách gắn liền nó với thời đại Pharaoh. Một số bức tượng cổ cho thấy nàng mang mái tóc giả Ai Cập truyền thống với hình con rắn hổ cuộn tròn. "Đây là kiểu tóc gắn liền với hình ảnh Cleopatra mà chúng ta thường thấy ngày nay", Kleiner cho biết.

Kiểu tóc này gắn liền với nữ thần rắn độc Wadjyt, thần mặt trời Ra và nữ thần Hathor, vì vậy mang kiểu tóc này chứng tỏ người đó được coi như một thần thánh.

Nữ hoàng Ai Cập cũng thường đi lại rất nhiều. Nàng đi trên một chiếc thuyền sang trọng với các hầu cận chăm sóc đến tận chân răng. Ở Rome, nàng đội kiểu tóc "du hành" khi xuất hiện tại những nơi mà người ta có thể chiêm ngưỡng và bàn tán trong các bữa tiệc. Cũng vào thời điểm đó, Kleiner nhận thấy kiểu đầu "quả dưa" xuất hiện trong các bức chân dung La Mã, chứng tỏ phụ nữ La Mã ngưỡng mộ nàng và bắt chước phong cách của nàng.

Cả hai vị thủ lĩnh La Mã Octavian và Antony đều bị mê hoặc bởi sắc đẹp của Cleopatra. Kleiner cho rằng Octavia, vợ của Antony, đã tạo ra kiểu tóc nodus để cạnh tranh với Cleopatra. Kiểu nodus có lọn cuộn tròn trước trán giống như đồ trang trí hình rắn hổ mang nổi tiếng của Cleopatra. Nodus trở nên thịnh hành ở La Mã vào những năm 30 trước Công nguyên, ngay trước khi Cleopatra tự tử vào tuổi 39.

Kleiner nhận định Cleopatra không hẳn đẹp một cách truyền thống nhưng toàn con người nàng toát lên vẻ hấp dẫn không thể cưỡng nổi.

"Vẻ đẹp của nàng không hẳn khiến người nhìn phải ngây ngất, nhưng cách nói chuyện của nàng có một sức hút không thể cưỡng lại. Cái nhìn của nàng cùng giọng nói quyến rũ và một tính cách riêng, toát lên từ phong thái không thể lẫn vào đâu, khiến nàng trở thành một thứ bùa mê, thuốc lú".
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:34 pm

Phần 8:Nữ thần Sekhmet 'phơi mình' tại Ai Cập


Các bức tượng nằm chôn dưới đất. (AFP)
Một nhóm nhà khảo cổ Ai Cập và Đức đã khai quật được 6 bức tượng nữ thần chiến tranh Sekhmet mang đầu hình sư tử, trong cuộc phục chế một ngôi đền cổ ở thành phố Luxor.

Nhóm đã tìm thấy các tạo vật tại khu vực Kom Hitan ở ngôi đền thờ pharaoh Amenhotep III thuộc triều đại thứ 18 (1580-1314 trước Công nguyên), bên bờ phía tây sông Nile.
Các bức tượng bằng đá granite đen cho thấy thần Sekhmet ngồi trên một ngai vàng, cầm "chìa khoá cuộc sống" trong tay trái. Chúng được chôn bên dưới bức tường phía đông của sân đền. Có 3 bức tượng được khai quật lên nguyên vẹn. Trong đó, phần dưới của bức tượng thứ 3 vẫn nằm chôn dưới đất và 2 bức tượng kia bị mất vài phần ở phía trên.

Nhóm đã phát hiện được 30 bức tượng thần Sekhmet tại 7 khu vực khác nhau quanh ngôi đền.

Nữ thần Sekhmet gắn liền với chiến tranh và sự báo thù, đại diện cho thế lực đen tối của mặt trời. Một mặt bà có thể gây ra bệnh dịch, mặt khác bà cũng có thể chữa các loại bệnh.

Pharaoh Amenhotep III đã thu thập rất nhiều bức tượng Sekhmet bởi, theo một số giả thuyết, ông có vấn đề về sức khoẻ và răng miệng nên ông hy vọng nữ thần sẽ chữa được cho ông.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:35 pm

Phần 9:Dân Ai Cập cổ là những người đi biển cừ khôi


Mảnh gỗ của con thuyền được tìm thấy tại khu vực. (Livescience)
Cuộc khai quật một xưởng đóng tàu cổ của Ai Cập đã làm lộ ra dấu tích của những con thuyền cổ xưa nhất thế giới. Phát hiện chứng tỏ người Ai Cập cổ đã rất tiên tiến trong công nghệ đóng thuyền.

Những khúc gỗ 4.000 tuổi được tìm thấy bên cạnh các thùng hàng, mỏ neo, cuộn dây thừng và nhiều vật liệu đi biển khác nằm tại khu vực mà các nhà khảo cổ gọi là một khu vực quản lý quân sự xưa.

Khu vực bao gồm 6 hang nhân tạo, nằm tại Wadi Gawasis, một dốc đứng hoang sơ bên bờ Biển Đỏ gần thành phố cảng Safaga ngày nay. Theo nhà khảo cổ Cheryl Ward tại Đại học Florida, tuổi thọ của những phát hiện này là rất đáng nể.

"Những chiếc bè cổ xưa hơn, giống như thuyền độc mộc đã được tìm thấy trên khắp thế giới, nhưng đây là những con thuyền đi biển cổ xưa nhất. Ý nghĩa hơn là con tàu cổ thứ hai tại Ai Cập vẫn trẻ hơn 700 năm so với chiếc này", Ward nói.

Tuy nhiên điều quan trọng không kém là phát hiện tiết lộ về khả năng đi biển của người Ai Cập cổ.

Theo Ward, người ta vẫn cho rằng trong khi người Ai cập cổ thường di chuyển dọc theo sông Nile trên những chiếc thuyền nhỏ, nhưng họ không có đủ trình độ kỹ thuật để thực hiện những cuộc đi biển dài ngày. Bằng chứng mới đây tại Wadi Gawasis cho thấy họ thực sự là những người đi biển đầy kinh nghiệm giống như các nền văn minh sau đó ở Hy Lạp và Rome.

Đặc biệt, chữ viết trên các thùng hàng chứng tỏ rất nhiều người đến từ một vùng đất, thành phố huyền thoại Punt, nơi mà vị trí chính xác vẫn chưa được biết tới.

"Người Ai Cập rõ ràng đã đi biển thường xuyên trong giai đoạn này, cho dù đó là một công việc vất vả. Cần tới vài nghìn người vận chuyển hàng hoá qua sa mạc", Ward nói.

Trước khi ra biển, người Ai Cập cần vận chuyển các vật liệu, công cụ, hàng hoá từ các thành phố lớn dọc sông Nile tới bờ biển, tại đây con thuyền mới được lắp ráp. Các hang động, có chiều rộng trung bình 18-21 m, có thể được tạo ra để phục vụ mục đích này.

"Bạn có thể so sánh những hang này với các nhà chứa máy bay. Nếu các phi cơ đều bay đi hết, cái gì sẽ ở lại? Những bộ phận, công cụ, đồ vật... giống hệt như ở đây", Ward cho biết.

Các mảnh gỗ còn lại ở Wadi Gawasis cũng chứng tỏ khi thuyền quay về sau vài tháng trên biển, chúng được tháo dỡ trong hang và các bộ phận được kiểm tra lại. Những mảnh đã quá cũ bị loại bỏ, những cái tốt sẽ được sử dụng cho lần sau.

"Người Ai Cập thậm chí còn giương buồm đi tới tận Lebanon để tìm kiếm cây tuyết tùng về đóng thuyền. Nhựa cây được cho là chống vỡ nhưng có vẻ nó không được tốt cho lắm", Ward nhận định.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:35 pm

Phần 10:Ngôi đền mặt trời toả sáng tại Cairo


Vua Ramses II và hoàng hậu Nefertari. (biografiasyvidas)
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi đền mặt trời với những bức tượng to lớn được cho là của vua Ramses II, nằm bên dưới khu chợ sầm uất ở Cairo, Ai Cập.

Đây là ngôi đền mặt trời lớn nhất từng được tìm thấy ở thành phố, nơi thành cổ Heliopolis - trung tâm tôn thờ mặt trời - từng ngự trị, nhà khảo cổ hàng đầu Zahi Hawass cho biết.

Trong số các tạo vật được tìm thấy có một bức tượng bằng đá granite màu hồng nặng 4-5 tấn với những đặc điểm trông giống vua Ramses II. Ngoài ra còn có một bức tượng có hình người ngồi cao 1,5 m, có hình khắc 3 vòng tròn hình oval có tên và tước hiệu của pharaoh, và một chiếc đầu người nặng 3 tấn. Nền đá xanh của ngôi đền cũng được phát lộ.

Một nhóm các nhà nghiên cứu Ai Cập hợp tác với Tổ chức khảo cổ Đức đã phát hiện ra khu vực ở bên dưới Souq al-Khamis, một khu chợ nổi tiếng ở miền đông Cairo.

Vua Ramses II, trị vì Ai Cập từ năm 1270 đến 1213 trước Công nguyên, đã cho dựng các công trình dọc theo sông Nile để ghi lại những chiến công của mình, và nhiều ngôi đền khác, trong đó có công trình nổi tiếng Abu Simbel, ở gần nơi là biên giới phía nam của Ai Cập bây giờ.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:36 pm

Phần 11:Rượu trắng - đồ uống của Pharaoh ở cõi âm


Vua Tutankhamen. (longpassages)
Vua Tutankhamen, vị vua trẻ của Ai Cập cổ đại, đã đi vào thế giới bên kia với hành trang là những bình rượu trắng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Barcelona, Tây Ban Nha, đã sử dụng những công nghệ tiên tiến để tìm ra hoá chất có trong cặn bã của 6 bình rượu được tìm thấy trong mộ vua Tut.

Tất cả 6 bình đều chứa axit tactric, dấu tích của nho, nhưng một bình chứa axit syringic, chỉ có trong vỏ nho đỏ và cho rượu sắc màu đỏ.

Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng 5 bình kia có chứa rượu trắng. Đó là một điều ngạc nhiên bởi cho đến nay bằng chứng đầu tiên về rượu trắng ở Ai Cập có từ thế kỷ 3, tức là 1.500 sau khi vị vua trẻ chết.

Rượu đỏ thường được tìm thấy trong các ngôi mộ Ai Cập cổ như đồ uống dành cho người chết ở thế giới bên kia, nhưng nay có vẻ như rượu trắng cũng nằm trong thực đơn.

"Chắc hẳn nó được coi là một thứ đồ uống hảo hạng", nhà nghiên cứu đứng đầu Rosa Lamuela-Raventos nói.

Những người làm rượu ngày nay có thể loại bỏ vỏ nho đỏ để tạo ra rượu trắng, nhưng không có khả năng những cư dân thời Ai cập cổ cũng biết làm điều đó. Điều này chứng tỏ nho trắng đã được trồng vào thời đại của Tutankhamen.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:36 pm

Phần 12:Phát lộ hầm mộ nguyên vẹn ở Ai Cập


Hầm mộ mới tìm thấy. (AP)
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm thấy một di tích có thể là một hầm mộ nguyên vẹn trong Thung lũng các ông Hoàng - di tích đầu tiên thuộc loại này được tìm thấy ở đây kể từ sau khám phá Tutankhamun năm 1922.

Hầm mộ chứa 5 hay 6 xác ướp, được đựng trong những chiếc quách chưa hề bị sứt mẻ có từ cuối triều đại thứ 18, cùng khoảng thời gian với Tutankhamun. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ chưa có thời gian để định tuổi chính xác.

Triều đại thứ 18 cai trị Ai Cập từ năm 1576 tới 1320 trước Công nguyên, là giai đoạn mà quyền lực của quốc gia đạt tới đỉnh cao.

Thung lũng các ông Hoàng ở phía Nam Ai Cập chứa mộ phần của hầu hết các pharaoh, song các nhà khảo cổ cho biết những xác ướp của hầm mộ mới được tìm thấy không thuộc về hoàng gia.

"Có rất nhiều ngôi mộ không thuộc hoàng tộc trong thung lũng. Hầm mộ mới đây không phải là duy nhất", một thành viên của nhóm khai quật cho biết. Tuy nhiên, nhóm cũng chưa đi sâu vào hẳn bên trong. "Nó rất nhỏ và chật chội", bà nói thêm.

5 cái quách, được tạc theo hình người, có những mặt nạ màu sắc và hầm mộ chứa khá nhiều bình chứa lớn. "Vì một lý do không rõ, họ được chôn cất nhanh chóng trong hầm mộ nhỏ bé này", nhóm nghiên cứu từ Đại học Memphis ở Mỹ cho biết.

Hầm mộ nằm cách chỗ tìm thấy Tutankhamun 5 km, được bao phủ bởi những đống gạch vụn từng là nhà của các công nhân xây dựng vào cuối triều đại thứ 19, tức hơn 100 năm sau khi ngôi mộ được đậy nắp.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:37 pm

Phần 13:Phát hiện tượng nữ hoàng Ti của Ai Cập


Tượng Amenhotep III có từ thế kỷ 14 trước Công nguyên được phát hiện tại Luxor. (AFP)
Một nhóm khảo cổ tại Đại học Johns Hopkins đã khai quật được bức tượng nữ hoàng Ti, một trong những người phụ nữ quan trọng nhất trong lịch sử Ai Cập và là vợ của Pharaoh Amenhotep III.

Bức tượng, hầu như còn nguyên vẹn, được phát hiện nằm dưới tượng Amenhotep III trong ngôi đền Karnak ngổn ngang ở Luxor, thành phố hoàng gia của Ai Cập cổ.

Ti là nữ hoàng Ai Cập đầu tiên có tên xuất hiện trong đạo luật chính thống bên cạnh tên chồng mình. Bà nổi tiếng vì tầm ảnh hưởng của mình trong các phi vụ chính trị dưới triều đại của chồng (1417-1379 trước Công nguyên) và cả con trai Akhenaton, (1379-1362 trước Công nguyên). Con trai của bà được nhớ đến là pharaoh đầu tiên ủng hộ thuyết một thần.

Nữ hoàng Ti cũng được cho là bà ngoại của Tutankhamun, vị pharaoh nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập.

Amenhotep III, trị vì trong 38 năm, đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong lịch sử Ai Cập cổ đại khi phong cho phu nhân Ti của mình là nữ hoàng, đi ngược lại truyền thống rằng em gái của ông ta mới được là nữ hoàng.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:37 pm

Phần 14:Người Ai cập cổ thích ăn thịt lợn


Chiếc quách bằng gỗ tinh xảo. (Discovery)
Người Ai Cập cổ đại, không giống như tín đồ của phái đạo Hồi, ưa chuộng món thịt lợn.

Nhà nghiên cứu bệnh học Fabrizio Bruschi tại Đại học Pisa, Italy, và cộng sự đã phát hiện thấy trường hợp cổ nhất của căn bệnh gạo sán liên quan tới lợn, trong một xác ướp thời Ptolemaic muộn (thế kỷ 1-2 trước Công nguyên).

Bệnh gạo sán bắt nguồn từ thịt lợn chưa nấu kỹ do sán dây trong thịt lợn Taenia solium gây ra.

Xác ướp mang tên "mummia di Narni" nằm tại thị trấn ở trung tâm Italy, thuộc về một người phụ nữ trẻ 20 tuổi. Là một quý cô thuộc tầng lớp cao, cô nằm trong một chiếc quách bằng gỗ trang trí đẹp.

"Tuy nhiên, những bàn tay thiếu tôn kính đã gỡ mất dải băng quấn quanh người cô", Edda Bresciani, nhà Ai cập học nói.

Khi gỡ bỏ phần dạ dày, các nhà nghiên cứu nhận thấy một phần thương tổn trên thành bụng. "Đó là một vết thương rộng 6x4 mm, với rất nhiều chỗ lồi lõm. Đó là dấu hiệu đặc trưng của ấu trùng sán dây Taenia solium", Bruschi nói.

Không phổ biến trong thế giới công nghiệp hoá, nhưng bệnh gạo sán vẫn ảnh hưởng tới khoảng 50 triệu người trên toàn cầu. Những vùng bệnh bao gồm Trung và Nam Mỹ, vùng cận sahara Châu Phi, Ấn Độ và Đông Á.

Cuộc phân tích xác ướp đã khẳng định lợn được nuôi ở Ai Cập. Thực tế, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy xương lợn, cho thấy lợn là một phần trong thực đơn của người Ai Cập cổ.

"Trong lịch sử Ai Cập cổ, lợn gắn liền với thần Set/Seth, anh em tội lỗi của thần Osiris. Trong thời gian việc thờ cúng thần Osiris thịnh hành, thịt lợn không được phép ăn. Vào thời điểm thờ cúng thần Seth, thịt lợn lại được yêu thích", giáo sư Louis Grivetti tại Đại học California, nói.

Theo Grivetti, tác giả cuốn Food: The Gift of Osiris, điều này có nghĩa là thịt lợn được ăn vào triều đại thứ 19 khi mà các vị vua mang tên Seti (người thân của Set/Seth) và Rameses trị vì.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:38 pm

Phần 15:Người Ai Cập cổ uống rượu đỏ chào năm mới


Khu vực diễn ra Lễ hội say rượu. Ảnh: Discovery
Những người Ai Cập cổ đại kỷ niệm tháng đầu tiên của năm mới bằng cách hát hò, nhảy múa và uống rượu đỏ cho đến khi say xỉn.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng mới nhất về lễ hội mang tên Festival of Drunkenness (Lễ hội say rượu) trong khi khai quật một ngôi đền thờ thần Mut ở Luxor. Họ tìm thấy một cột trụ bằng sa thạch có từ năm 1470-1460 trước Công nguyên, có khắc những dòng chữ đề cập tới lễ hội.

Phát hiện này cho thấy người Ai Cập đã đón chào năm mới theo một cách độc đáo vào 3.000 năm trước, khi đó năm mới của họ bắt đầu vào cuối tháng 8, để trùng với thời điểm các cơn lũ sẽ tràn vào những cánh đồng giúp họ trồng lúa mạch và lúa mì. Lễ hội say rượu thường diễn ra 20 ngày sau đợt lũ lớn đầu tiên.

Trong khi việc nhảy nhót và nhậu nhẹt cũng là những hoạt động đón chào năm mới thời hiện đại, người Ai Cập lại nhìn hoạt động này dưới một góc độ khác. "Lễ hội say rượu không phải là một sự kiện xã hội đối với họ. Họ đến không phải để giải trí. Họ uống cho đến khi say xỉn để có thể chứng kiến sự hiện hình của chúa trời", Betsy Bryan, người đứng đầu khoa nghiên cứu vùng Cận Đông thuộc Đại học Johns Hopkins, nói. "Người Ai Cập khó chịu trước những kẻ bê tha, nhưng họ sẽ tụ tập cùng uống vì một mục đích cao cả khác".

Các văn bản nói về lễ hội này có từ vài nghìn năm trước đây, nhưng bản viết trên cột đá là một trong những bằng chứng đầu tiên gắn liền lễ hội với một vị lãnh đạo Ai Cập và về vị trí một ngôi đền. Trong trường hợp này, vị lãnh đạo là một nữ pharaoh Hatshepsut, trị vì trong 20 năm vào thế kỷ 15 trước Công nguyên. Chiếc cột viết: "Bà đã tạo ra ngôi đền nhằm tưởng niệm người mẹ là thần Mut".

Theo Bryan, Lễ hội say rượu bắt đầu bằng việc những người tham dự dâng tế vị thần bằng rượu đỏ. Một truyền thuyết mang tên "Sự huỷ diệt của nhân loại" cho rằng nếu một vị thần bị say bia đỏ, bà ta sẽ không sát hại dân thường nữa. Vì thế, người Ai cập cổ tin rằng thứ rượu màu mè này gắn liền với sự cứu rỗi linh hồn.

Những bài thánh ca sử dụng trong nghi lễ cũng cho thấy vị thần - được khắc hoạ dưới một bức tượng - sẽ được đăng quang trong ngôi đền, đưa qua một phòng lớn để mang tới sân trước của ngôi đền. Tại đây những người tham gia đã nốc bia, ca hát, nhảy múa, thực hiện các hoạt động tình dục và chờ đợi vị thần hiện hình.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:38 pm

Phần 16:Người lùn được tôn trọng trong Ai Cập cổ

Người Ai Cập cổ đại tôn trọng những người lùn và không hề coi họ là những người khiếm khuyết về thể chất.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgetown, Mỹ, đã tìm hiểu dấu tích sinh học và bằng chứng nghệ thuật về người lùn trong thế giới Ai Cập cổ. Họ tìm thấy người Ai Cập cổ tôn thờ người lùn như các vị thần và rất nhiều trong số đó nắm giữ các vị trí cai quản trong gia đình.

Trong thời hiện đại, các bác sĩ đã liệt kê ra 100 tình trạng y học gây ra hiện tượng người ngắn. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng thiếu phát triển sụn làm các chi co ngắn lại. Tình trạng này ảnh hưởng tới 25.000 ca sinh mỗi năm. Khoảng 75% người hạn chế về chiều cao có bố mẹ có kích cỡ trung bình.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm hiểu thế giới Ai Cập cổ bởi không khí khô nóng và hệ thống chôn cất hoàn hảo giúp bảo tồn xương người nguyên vẹn. Họ tìm hiểu những người lùn có địa vị sang trọng trong xã hội và những người lùn bình thường.

Họ tìm thấy bằng chứng sớm nhất về người lùn có từ thời kỳ Badarian (năm 4.500 trước Công nguyên) cùng một vài bộ xương có từ thời Cựu vương quốc (2700 - 2190 trước Công nguyên). Ngoài ra có nhiều hình ảnh người lùn trên những bức tường trong lăng mộ, trên các bình lọ, tượng và các tạo vật khác.

Người lùn được miêu tả trong ít nhất 50 ngôi mộ, việc lặp lại những bức tranh này cho thấy họ có mối quan hệ mật thiết trong xã hội. Các bức tranh cho thấy người lùn tham gia làm người hầu cận, đốc công, người trông vật nuôi, thợ kim hoàn, vũ công hay người giải trí. Một số người được nắm giữ các cương vị cao trong triều đình và có đủ quyền lực để được chôn cất trong nghĩa trang của hoàng gia, gần với kim tự tháp. Trong thế giới Ai Cập cổ cũng có 2 vị thần lùn là Bes và Ptah.

Bes là người bảo vệ tính dục, phụ nữ và trẻ em. Đền của ông gần đây mới được khai quật ở ốc đảo Baharia nằm giữa Ai Cập. Thần Ptah gắn liền với sự tái sinh và hồi xuân.

Tiến sĩ Chahira Kozma nói: "Khu vực chôn cất và các bức hình nghệ thuật đã cung cấp cái nhìn về vị trí của người lùn trong cuộc sống hằng ngày của người Ai Cập cổ. Người lùn được chấp nhận trong xã hội, và sự rối loạn của họ không bao giờ bị coi là khiếm khuyết thể chất".
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:39 pm

Phần 17: Máy bay có từ thời Ai Cập cổ đại?

Tới nay, những hình khắc kỳ dị trên tường phía trong đền Seti ở Abydos, Ai Cập, mô tả những thứ máy móc kỳ lạ, được tìm thấy vào năm 1848, vẫn còn là điều bí ẩn. Nhưng đã có những bằng chứng cho thấy rất có thể đó là hình mô phỏng các loại máy bay hay tàu ngầm.

Có nhiều quan điểm khác nhau về các hình khắc nêu trên. Nhà Ai Cập học Alan Aford cho rằng, người Ai Cập cổ đã vẽ lại hình ảnh trực thăng trong thực tế. Một số người khác gắn những phác thảo trên tường với hình ảnh... con ong, vì "Ong" là một trong những tên gọi của Pharaoh Seti đệ nhất - một trong những vị vua nổi tiếng nhất thời Ai Cập cổ đại. Còn chuyên gia về UFO Richard Hogland tuyên bố, những hình khắc kia đã minh chứng cho luận thuyết của ông: Người cổ Ai Cập là hậu duệ của người sao Hoả và họ đã chọn Ai Cập làm nơi hạ cánh, vì cảnh quan nơi đây tương tự như trên hành tinh đỏ. Nhưng Hogland không giải thích nổi tại sao lại có hình tàu ngầm bên cạnh hình trực thăng trên tường, tất cả được khắc chi tiết đến mức khó tin.


Hình khắc bí ẩn trên tường đền Seti.
Sao Hoả không có biển, "hậu duệ của người Hoả tinh" khó mà tạo ra những hình vẽ tàu ngầm khi không có khái niệm. Còn quan điểm của nhà Ai Cập học Bruce Rowles là chưa từng có cuộc thám hiểm nào từ hành tinh khác tới trái đất. Theo ông, các thầy tế cổ Ai Cập đã biết một số bí mật của tự nhiên, và rất có thể họ đã thấy trước được hình ảnh máy bay và tàu ngầm của tương lai. Có thể thấy, các luận thuyết đều thiếu cơ sở vững chắc, mà chỉ có một sự thực đã được chứng minh: cách đây 3.000 năm người cổ Ai Cập đã làm được chiếc pin có thể tạo ra điện đầu tiên trên thế giới.

Nhưng có những tài liệu khoa học khẳng định giới quý tộc Ai Cập cổ đại đã có thể lên không trung bằng khinh khí cầu và những tàu lượn cổ sơ. Sử gia William Deutch cho rằng, nhiều hoàng thân quốc thích, trong đó có Pharaoh Tutankhamen, đã chết vì những vết thương trí mạng do tai nạn khi... bay. Deutch thậm chí đã làm cả những thiết bị bay mô phỏng theo những hình khắc trên tường đó, và khám phá ra nhiều mẫu có thể lướt trong không trung. Ông khẳng định những "máy bay" này xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập, sau đó ở Tây Tạng, Ấn Độ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ...

Những chứng cứ vật chất cũng rất quan trọng. Tới nay, các nhà nghiên cứu đã có trong tay 33 vật bằng vàng, mỗi cái dài 4 cm, tìm thấy ở Colombia, Peru, Costa Rica và Venezuela, được gọi là "máy bay vàng Colombia", có niên đại không muộn hơn thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hình dáng chúng bất đồng, nhưng cùng chung một nguyên tắc của máy bay: có các bộ phận ổn định theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Mặc dù được tạo dáng giống động vật với lớp "vảy" bao phủ bên ngoài và những con mắt sống động, nhưng các nhà sinh học khẳng định chúng khác hẳn bất cứ sinh vật hoá thạch hoặc động vật nào tồn tại trên trái đất.

Năm 1956, "máy bay vàng" từng được trưng bày trong Triển lãm Pre-Columbian Gold, ở New York (Mỹ). Đôi cánh hình tam giác và phần đuôi lớn hướng theo phương thẳng đứng của những vật trưng bày đó khiến các nhà thiết kế máy bay Mỹ chú ý. Họ đã thử các "máy bay" cổ đại đó trong một đường ống gió. Hoá ra có một kiểu "máy bay vàng" có thể lướt với tốc độ siêu âm. Mẫu "máy bay" cổ đại này đã giúp hãng Lockheed chế tạo được loại máy bay siêu âm tốt nhất thế giới hồi đó.

Vậy là rất có thể người Ai Cập cổ đại đã sở hữu những vật thể bay trong không khí. Nhưng nếu đúng như vậy thì chúng ta lại vấp phải một bí ẩn cũng vô cùng khó giải đáp, đó là họ đã có được công nghệ đó như thế nào, và tại sao nó lại không được truyền lại cho các thế hệ sau?
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:39 pm

Phần 18: Trục vớt kho báu khổng lồ dưới biển Java


Một chiếc bình gốm Trung Quốc thuộc thời Ngũ Đại.
Một kho báu gồm 14.000 hạt đá quý và 250.000 đồ vật cổ, có từ thời Ngũ Đại Trung Quốc (năm 907-960 sau Công nguyên) và thời Ai Cập cổ, đang gây xáo trộn trong giới khảo cổ.

Một nhóm thợ lặn quốc tế đã khai quật con thuyền chất đầy những đồ vật quý bị chìm hơn 1.000 năm trước đây, bên bờ biển Indonesia. Các chuyên gia tin rằng chuyến hàng này sẽ hé mở tia sáng về việc những con đường buôn bán cổ đại đã được hình thành như thế nào.

Một chiếc gương trạm khắc tinh xảo làm bằng đồng sáng bóng là một trong những kiệt tác được tìm thấy trong số 250.000 tạo vật được phát hiện trong 18 tháng qua. Trên một mấu gồ lên có chữ "Allah" được khắc bằng chữ Ảrập, trên đỉnh gương là một con nai được trạm nổi rất đẹp.

Những lọ nước hoa nhỏ xíu nằm rải rác bên các bình đất nung, trong khi những chiếc lọ cổ dài chất đầy trên giá cùng với những đồ thuỷ tinh nhiều màu sắc có từ triều đại Fatimides từng trị vì Ai Cập.


Chiếc khuyên tai vàng được tìm thấy từ con thuyền đắm.
"Đó là một chuyến hàng cực kỳ đặc biệt", Luc Heymans, người đứng đầu cuộc khai quật, nói. "Hiện giờ có rất ít thông tin về thời Ngũ Đại ở Trung Quốc và rất ít hiện vật ở bảo tàng. Con thuyền đắm này đã giúp khoả lấp chỗ trống".

Gần 14.000 viên ngọc trai và một đống đá quý cũng được tìm thấy trên thuyền, trong đó có 4.000 hạt rubi, 400 viên đá sapphire đỏ sẫm và hơn 2.200 viên ngọc hồng lựu.

Phải mất tới hơn 24.000 lần lặn để có thể trục vớt tất cả kho báu từ con thuyền nằm sâu 54 m dưới biển.

"Một con tàu đắm vào thế kỷ 10 là vô cùng hiếm", Jean-Paul Desroches, tại Bảo tàng Guimet ở Paris, nhận định. Ông cho rằng con tàu và hàng hoá sẽ tiết lộ đầu mối về việc vì sao những nhà buôn không sử dụng con đường tơ lụa nổi tiếng - nối Trung Quốc với châu Âu và Trung Đông - mà lại chuyển sang đi đường biển. Ông cho rằng các thương gia Trung Quốc đã phải chuyển xuống phía nam do miền bắc bị xâm lược.

Sự đa dạng trong số của cải lấy lên từ đáy biển cũng rất ấn tượng: những chiếc đĩa trang trí hình rồng, vẹt đuôi dài và các loài chim khác, đồ sứ khắc viền tinh xảo, ấm trà trang trí hình hoa sen và đĩa tráng men ngọc bích còn nguyên nước men. "Những đồ sứ này đến từ một lò nung đặc biệt ở tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc", Peter Schwarz, chuyên gia Trung Quốc, cho biết.

Kho báu trị giá khoảng vài triệu USD này sẽ được bán cho một bảo tàng quốc gia hoặc được đem ra đấu giá vào năm 2006-2007.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:40 pm

Phần 19: Những xác ướp Ai Cập bị lãng quên


Xác ướp của một người dân Ai Cập được khai quật sau 2.000 năm.
Nói đến xác ướp Ai Cập cổ, người ta liên tưởng đến các pharaoh, chứ chưa mấy ai nhắc đến xác ướp của thường dân. Việc khai quật hàng trăm xác ướp tại khu vực sông Nil của 3 nhà khoa học Pháp mới đây đã hé lộ nhiều thông tin về đời sống của người dân Ai Cập cổ đại.

Việc khai quật xác ướp của vua Ramsès hay Toutankhamon vẫn còn nguyên vẹn cũng không thể nói lên hết được đời sống sinh hoạt của thần dân họ như thế nào. Trong bối cảnh này, kết quả khai quật gần 800 xác ướp tại lưu vực sông Nil của 3 nhà khoa học người Pháp là một minh chứng duy nhất cho thấy hoàn cảnh xã hội và điều kiện sống của một cộng đồng cư dân nông nghiệp cổ đại sống bên lề của các triều đại vua Ai Cập huy hoàng, và là một thành công lớn trong việc tìm kiếm và làm sáng tỏ đời sống người dân thời cổ đại.

Nghiên cứu 800 xác ướp bao gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em trong ốc đảo Kharga (phía Tây Assouan) của nhóm 3 nhà khoa học thuộc ba lĩnh vực khác nhau (khảo cổ học, y học, và nhân loại học) đã tái hiện được bức tranh về đời sống của người dân thường Ai Cập cổ đại. 800 xác ướp này là những người nông dân đến khai hoang và canh tác tại Kharga, một vùng đất khá khô cằn. Sau đó, họ đã biến nó thành một ốc đảo “tràn đầy nước và rượu”, như sử gia Strabon thời La Mã từng ghi lại. Những tàn tích về các pháo đài hùng mạnh cho thấy có quân đội đồn trú vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên để bảo vệ vùng đất trù phú này trước sự xâm nhập của các thế lực ngoại bang.

Cuộc sống của cộng đồng cư dân bị bỏ quên sống ngoài lề của các triều đại Ai Cập cổ đại này đã được Fran ois Dumand, Roger Lichtenberg và Jean-Louis Heim tái hiện một cách sinh động. Khác với các công trình nghiên cứu trước đó về xác ướp Ai Cập, ba nhà khoa học người Pháp này tiến hành nghiên cứu các xác ướp trên ngay tại hiện trường khai quật. Theo đó, nhóm người Pháp cho thấy đây là xác ướp của những người dân thường sống ở thời kỳ vua Ptôlêmaích, sau đó là dưới sự cai trị của đế chế La Mã từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Ngày nay, những người dân Ain Labankha, Douch và El Deir (ba địa danh khai quật xác ướp thuộc ốc đảo Kharga) đã có thể hiểu rõ nguồn gốc của lối sống, thói quen ẩm thực và những phong tục ma chay của họ.

Trong khi khai quật ngôi mộ nằm trên một ngọn đồi ở El Deir, các nhà khoa học phát hiện thấy các xác ướp trong ngôi mộ này là một gia đình, vẫn còn giữ được nguyên trạng, những nét biểu hiện trạng thái tình cảm của người sống, thậm chí họ còn thấy nét mặt chịu đựng hiển hiện trên khuôn mặt một xác ướp là cô con gái trẻ khoảng 10 tuổi trong gia đình này. Mười đầu ngón tay cô co rúm lại như đang phải chịu sự đau đớn tột cùng. Xác ướp của một người đàn ông, vài người phụ nữ và một người già cũng vẫn còn giữ được nguyên cả tóc, lông mi, móng chân, móng tay...

Sau khi tiến hành phân tích với mọi phương tiện nghiên cứu như chiếu điện các xác ướp, phẫu thuật nội tạng, các nhà nghiên cứu phát hiện các xác ướp này bị mắc phải những chứng bệnh lạ vào thời kỳ đó, như căn bệnh lao phổi đã giết chết gần một nửa thành viên trong gia đình, một trường hợp bị thương hàn, cậu con trai bị đau ruột thừa, hai trường hợp bị ung thư tuyến yên.

Còn tại khu thị trấn nhỏ Douch, qua nghiên cứu các xác ướp ở đây, các nhà khoa học phát hiện thấy cuộc sống của những người dân ở đây khổ hơn rất nhiều so với hai khu vực kia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các xác ướp tại đây trước đó bị suy dinh dưỡng nặng, bại liệt hay thấp khớp cấp tính. 60% các xác ướp bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt có những phụ nữ còn đang mang thai. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với những xác ướp được khai quật tại Ain Lakha và El Deir, và chỉ có 4% ở các vị pharaoh.

Để giải thích tình trạng chênh lệch trên, các nhà khoa học cho rằng, người dân ở hai địa danh là Ain Labakha và El Deir có những nguồn thu nhập khác ngoài việc canh tác. Điều này cho phép họ cải thiện đáng kể chất lượng đời sống của họ. Bệnh thấp khớp cấp tính tại hai khu vực này ít hơn ở Douch và cách thức ướp xác cũng chất lượng hơn. Rất nhiều người thuộc cả 3 địa điểm khai quật trên đều còn mang trên mình những vết sẹo của căn bệnh sán máng, một căn bệnh phổ biến ở Ai Cập thời cổ đại.

Một phát hiện mới đây về một nơi chuyên ướp xác tại El Deir khẳng định phong tục ướp xác ở những ốc đảo này có từ lâu đời. Một số lượng lớn các đồ gốm thuộc nhiều chủng loại, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau và một số vật dụng cần thiết cho việc ướp xác cũng được khai quật. Những chiếc lọ đựng nước hoa, bình chứa một loại nhựa màu đen dùng để đổ lên các xác ướp. Các nhà khoa học còn tìm thấy một loại đá tự nhiên được đặt vào bên trong các xác ướp để giữ cho các xác ướp luôn được khô ráo.

Vào tháng 1, ba nhà khoa học người Pháp này còn phát hiện một nghĩa trang ở gần El Deir. Tại đây họ tìm thấy được 150 xác ướp là những con vật thiêng liêng của người dân Ai Cập cổ đại, chủ yếu là chó. Theo các nhà khoa học, những con chó này là thể hiện việc người dân nơi đây tôn sùng thần Oupouaout, biểu tượng về một loài chó của sa mạc. Họ cho biết thêm, chắc chắn vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn nữa về thời Ai Cập cổ mà con người chưa phát hiện ra. Song rõ ràng, những khám phá mới này đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành khảo cổ học trong việc nghiên cứu các nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 6:41 pm

Phần 20: Cleopatra mặc trang phục nam giới

Một hình ảnh chạm khắc trên tấm đá cổ của Ai Cập có từ 2.050 năm trước cho thấy nữ hoàng Cleopatra ăn mặc như đàn ông.

Phiến đá chỉ là một trong 3 tạo vật còn tồn tại miêu tả Cleopatra như một người đàn ông. Hai vật kia là những tấm bia có cùng niên đại, năm 51 trước Công nguyên - thời kỳ đầu vương triều Cleopatra.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tấm đá mới được phát hiện có kích thước 34x25 cm có nguồn gốc từ Tell Moqdam, một thành phố Ai Cập mà người Hy Lạp cổ gọi là Leonton Polis, nghĩa là "Thành phố của Sư Tử".

"Hình khắc cho thấy Cleopatra ăn mặc như một pharaoh với vương miện kép của nam giới đang trao biểu tượng chiến tranh cho con sư tử quỳ trên bệ", Willy Clarysse, người đứng đầu nghiên cứu cho biết. "Phía trên đầu sư tử có chữ tượng hình gọi con vật là 'Osiris the Lion' - có nghĩa là con sư tử được ướp xác biểu tượng cho vị thần Osiris của âm phủ".

Osiris là một vị thần quan trọng trong nền văn hoá Ai Cập. Các vương gia thường cúng tặng vật phẩm cho vị thần này với mong muốn có một cuộc sống ổn định và quyền lực.

Clarysse, nhà Ai Cập học tại Đại học Catholic ở Bỉ, nhận định sự thay đổi giới tính của Cleopatra có thể bắt nguồn từ sự lười nhác của các hoạ sĩ.

"Vào năm 51 trước Công nguyên, Ptolemaios XII, cha của Cleopatra, đang là vua Ai Cập. Khi ông chết, một trong số các bia đá đã được khắc sẵn. Người chạm trổ đã điền tên của vị thủ lĩnh mới lên tấm đá, nhưng lại không thay đổi hình ảnh của pharaoh từ nam sang nữ, bởi nó quá khó hoặc mất công".

Clarysse cũng chỉ ra dấu tích cho thấy đôi chân của Cleopatra đã được khắc lại, điều đó chứng tỏ một ai đó đã định thay đổi lại hình ảnh ban đầu xong rồi lại từ bỏ.

Một nữ hoàng khác của Ai Cập - Hatshepsut, sống vào khoảng thế kỷ 15-16 trước Công nguyên, cũng thường được khắc hoạ với bộ ngực phẳng lỳ, mang trang phục nam giới và bộ râu rậm rạp. Nhiều lịch sử gia tin rằng bà cố tình tạo ra những biểu tượng nam giới này nhằm khẳng định quyền lực của mình và nắm ngôi vua vào thời điểm mà hầu hết phụ nữ không có quyền hành gì.

Clarysse loại bỏ ý kiến rằng thần dân của Cleopatra nhầm lẫn về giới tính của bà. Hình ảnh trên các ngôi đền và đồng tiền thời đó đều miêu tả bà là phụ nữ. "Hơn thế, tên của bà (không giống Hatshepsut) cho thấy Cleopatra là phụ nữ, bởi cả người Hy Lạp và Ai Cập đều kết thúc tên phụ nữ bằng chữ cái a".

Phiến đá Cleopatra hiện thuộc về bảo tàng Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc. Một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh đã tìm thấy phiến đá trong góc căn phòng lưu trữ của bảo tàng.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Zeeruken
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Zeeruken


Tổng số bài gửi : 590
Age : 29
Registration date : 20/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 8:21 pm

Một câu thôi...bí ẩn Ai Cập nhìu dã man(thế mà mình vẫn đọc hết:D)---admin lúc post ko nghĩ gì cho nguời đọc hay sao mà tràng giang thế này???
Về Đầu Trang Go down
Thao
Bàn trưởng
Bàn trưởng
Thao


Nữ Tổng số bài gửi : 123
Age : 30
Đến từ : A8_Lomonoxop_Hanoi
Câu cửa miệng : maybe yes
Registration date : 12/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 8:30 pm

hix, tan. 20 phan` dai` wa', nhin` ma` hok mun' doc.
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/profile-c_JqO.gzd7MbUHxG31R2NoYr2Vw-?cq=1
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập EmptyFri Aug 17, 2007 8:52 pm

Hihi! thì đọc từng phần một!
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Sponsored content





Ai Cập Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập   Ai Cập Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Ai Cập
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
We are friends! :: Học tập :: Khoa học và văn hoá-
Chuyển đến